Trong những năm qua, hoạt động đo lường trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có những bước tiến mạnh mẽ, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc bảo đảm sự công bằng, văn minh thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp. Có được những bước thành tựu trên là nhờ một phần công sức không nhỏ của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (KTTCĐLCL) tỉnh Bình Dương.
THÔNG BÁO VỀ VIỆC THI TUYỂN CHỨC DANH GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ; GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
Thời gian qua, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Trung tâm) đã đáp ứng nhu cầu đo lường của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; góp phần nâng cao giá trị dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của doanh nghiệp.
Cùng với việc tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu, thời gian qua Chi cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng (chi cục) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) nhập khẩu hàng hóa sớm thông quan.
Cách đây 69 năm, ngày 20/01/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 8/SL quy định thống nhất đo lường nước ta theo hệ Mét – Hệ đo lường khoa học và tiên tiến nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Sắc lệnh 8/SL là điểm xuất phát của sự ra đời và trưởng thành của ngành đo lường Việt Nam, cũng là thể hiện sự quan tâm, sự động viên sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật đã và đang hoạt động trong lĩnh vực đo lường.
Chiều 12-2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gặp gỡ hơn 70 nhà khoa học đang tham gia vào 5 đề án khoa học lớn: Nghiên cứu, Biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam; Bách khoa toàn thư; Địa chí quốc gia Việt Nam; Hệ tri thức Việt số hóa; Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông.